Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Bi kịch mất ngực vì đắp thuốc nam chữa ung thư vú

Dù phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm nhưng thay vì phẫu thuật như chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân H.T.T (39 tuổi ở Mỹ Xá, Nam Định) lại đắp thuốc nam vào ngực để… “hút nhân” ung thư vú. ung thư gan là gì


Đang nằm điều trị tại khoa Chống đau (BV K TƯ), chị T cho biết, chị được phát hiện ung thư vú từ năm 2008 tại TP Hồ Chí Minh. “Lúc đó, bác sĩ nói tôi phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm, cần phẫu thuật và xạ trị để điều trị. Nhưng nghe mọi người nói, bệnh ung thư, cứ động dao kéo vào là tế bào ung thư lan nhanh, càng nhanh chết nên tôi hoảng, từ chối phẫu thuật và chỉ dùng thuốc uống”. Triệu chứng ung thư gan

Mặc dù tình trạng sức khỏe vẫn ổn định từ khi được phát hiện nhưng trong đợt nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương vừa rồi, có việc phải về quê Nam Định, chị T. được người cùng làng mách có một ông lang trị ung thư rất giỏi ở Vĩnh Phúc.  nguyên nhân gây ung thư gan

“Mọi người nói ông lang này đã chữa khỏi cho rất nhiều người chỉ bằng thuốc đắp vào nơi có khối u, nhọt. Bởi sau khi đắp thuốc nam, khối u sẽ “chín” vừa mưng mủ, khi mủ vỡ ra lôi ra được cái ngòi to là bệnh khỏi. Có bệnh thì vái tứ phương, tôi lặn lội lên Vĩnh Phúc cắt 10 thang thuốc nam…”, chị T. kể Biểu hiện của ung thư gan

Về làm đúng như chỉ dẫn, chị kiên trì đắp thuốc vào bên ngực có khối u. Sau vài ngày, thấy vùng vú có khối u có dấu hiệu tưng tức, cắn cắn chị vẫn nghĩ thuốc nam đang có tác dụng nên kiên tri đắp tiếp.  Phát hiện ung thư gan

Nhưng đến ngày thứ 7 đắp thuốc, toàn ngực trái của chị bị phù nề và sưng tấy, cả bầu vú có khối u sưng to, thâm đen và chảy nước, có mùi hôi tanh. Khối sưng tấy hoại tử lan cả xuống vùng nách khiến chị không thể cử động ngón tay, đau đớn vô cùng… khiến chị buộc phải tới BV K khám. ung thư gan

ThS.BS Nguyễn Thị Hương, khoa Chống đau, BV K cho biết, trường hợp chị T không phải là cá biệt vì tháng nào khoa cũng tiếp nhận vài ba bệnh nhân bị tai biến nặng nề do dùng các loại lá thuốc, thuốc nam, lá đu đủ, cao dán… để đắp vào khối u với hy vọng rút mủ lấy ngòi ung thư.

Lúc đến viện khối u sưng to, hoại tử da nên điều trị chủ yếu là nâng cao chất lượng sống, giảm đau cho người bệnh chứ không còn cơ hội chữa khỏi hẳn.

“Như bệnh nhân T này, hiện giờ chúng tôi cũng không thể làm gì hơn vì bệnh nhân đã bị di căn ra gan, phổi… tiên lượng điều trị rất khó khăn, chủ yếu là giảm đau. Trong khi đó, ở “thời gian vàng” khi phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm bệnh nhân lại bỏ qua…

Vì thế, khi có dấu hiệu bất thường và phát hiện ung thư, người dân không nên tìm đến thầy lang, thuốc nam, các loại thực phẩm chức năng để điều trị mà hãy tới viện. Đến bệnh viện chuyên khoa giai đoạn sớm thì 90% có thể chữa khỏi.

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Thêm 1 lợi ích từ đậu nành cho phụ nữ

Theo một nghiên cứu mới, phụ nữ mắc ung thư phổi có thể kéo dài tuổi thọ hơn bằng cách ăn nhiều đậu nành hay thực phẩm từ đậu nành.Trị ung thư phổi


Các nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin khảo sát từ 75.000 phụ nữ Thượng Hải 2 - 3 năm một lần bắt đầu từ năm 1997. Từ năm 1997 đến 2010, 444 phụ nữ trong nghiên cứu bị ung thư phổi, và trong số đó 318 đã chết khi phát hiện bệnh ở tuổi 66, 92% họ không hút thuốc.Trị ung thư phổi hiệu quả

Trước khi phụ nữ bị chẩn đoán mắc ung thư phổi, họ đã ăn trung bình 16g đậu nành trong thực phẩm mỗi ngày.Trị ung thư phổi như nào

Những phụ nữ đã ăn đậu nành nhiều hơn, 21 - 31g đậu nành mỗi ngày sẽ có khả năng sống lâu hơn 7-8% so với phụ nữ ăn 16g mỗi ngày trong khoảng 13 năm (thời gian nghiên cứu). Trị ung thư phổi ở đâu

Mặt khác, những người chỉ ăn khoảng 6g đậu nành mỗi ngày thì nguy cơ tử vong sẽ cao hơn 40%.

Dựa trên nghiên cứu đó, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết những người có tiền sử ăn nhiều thực phẩm từ đậu nành thì diễn biến ung thư phổi sẽ tích cực hơn.  Trị ung thư phổi nhanh

Hơn nữa, việc thí nghiệm kích thích tiết tố nữ - estrogen ở thực vật tương tự như sự sản xuất từ buồng trứng của phụ nữ đã chỉ ra rằng đậu nành có thể giúp ngăn chặn các tế bào ung thư lây lan.Trị ung thư phổi đúng cách

Tiến sĩ Gong Yang, tác giả chính của nghiên cứu đến từ đại học y khoa Vanderbilt ở Nashville, Tennessee cho biết “Theo như chúng tôi biết đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mối liên quan này. Mặc dù kết quả này là đầy hứa hẹn, nhưng vẫn còn quá sớm để đưa ra bất cứ quyết định nào”.

Một nghiên cứu khác từ nhóm của Yang được công bố năm ngoái cho thấy phụ nữ ăn đậu nành sẽ ít có khả năng phát triển bệnh ung thư phổi.

Theo các nhà nghiên cứu, chỉ có 15% phụ nữ Mỹ mắc ung thư phổi còn sống 5 năm sau khi chẩn đoán bệnh. Vì vậy, bất kỳ điều gì có thể kéo dài cuộc sống đều rất có ý nghĩa.

Nghiên cứu đã được đăng trên số ra ngày 25/3 của tạp chí Journal of Clinical Oncology.

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

TÌM HIỂU THÊM VỀ BỆNH UNG THƯ THẬN

TÌM HIỂU THÊM VỀ BỆNH UNG THƯ THẬN      
Ung thư thận chiếm khoảng 3% các loại ung thư. Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi, nam mắc bệnh nhiều gấp đôi nữ. Bệnh gây hậu quả nghiêm trọng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ di căn vào các tạng khác của cơ thể như gan, đại tràng, thượng thận…và gây tử vong.

1. Ung thư thận là gì?
Ung thư thận là loại ung thư phổ biến nhất ở người lớn (trên 40 tuổi) do các tế bào ung thư phát triển trong thận. Ung thư tế bào chuyển tiếp (ung thư biểu mô) liên quan đến bể thận là loại ung thư thận ít gặp hơn. Nó tương tự như ung thư ở bàng quang và thường được điều trị giống ung thư bàng quang, u Wilms là loại ung thư thận phổ biến nhất ở trẻ em, khác với ung thư thận ở người lớn.
Khi ung thư thận phát triển, nó có thể xâm lấn vào các cơ quan ở gần thận, như gan, đại tràng hoặc tuyến tuỵ. Tế bào ung thư thận có thể tách khỏi khối u ban đầu và lan đi xa (di căn) tới các bộ phận khác của cơ thể. Khi ung thư thận di căn thì tế bào ung thư có thể xuất hiện trong các hạch bạch huyết. Nếu bác sĩ giải phẫu tìm thấy tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết ở gần thận nạo vét được trong khi phẫu thuật, khi đó có thể ung thư đã lan tới các bộ phận khác trong cơ thể. Ung thư thận có thể lan và tạo ra các u mới, thường gặp nhất là ở xương và phổi. Khối u mới có cùng loại tế bào bất thường và có cùng tên với khối u ban đầu (khối u nguyên phát) ở thận.
2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư thận là gì?
Giống như hầu hết các loại ung thư khác, các nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư thận tăng lên theo độ tuổi. Bệnh thường xuất hiện nhất là trong độ tuổi trên 40. Gặp ở nam giới nhiều gấp đôi nữ giới. Bên cạnh đó, ung thư thận có vẻ thường gặp hơn ở người Mỹ gốc Phi so với người Mỹ da trắng. Các yếu tố nguy cơ khác của ung thư thận là:
Sử dụng thuốc lá : Theo kết quả nghiên cứu, những người hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư thận cao gấp đôi những người không hút thuốc. Bên cạnh đó, thời gian sử dụng thuốc càng dài thì nguy cơ càng cao. Tuy nhiên, nguy cơ mắc ung thư thận sẽ giảm xuống khi bỏ hút thuốc.
Béo phì : Béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thận. Trong một số nghiên cứu, béo phì đi kèm tăng nguy cơ ung thư ở phụ nữ. Một nghiên cứu khác nêu ra rẳng thừa cân cũng là một yếu tố nguy cơ cả ở nam giới. Nguyên nhân của mối liên quan này còn chưa được xác định rõ.
Sự tiếp xúc trong nghề nghiệp : Một số nghiên cứu đã kiểm tra xem tiếp xúc với các yếu tố nghề nghiệp có làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thận ở công nhân hay không. Ví dụ, các nghiên cứu chì ra công nhân lò than cốc trong nhà máy thép có tỷ lệ mắc ung thư thận cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, có một số bằng chứng cho thấy amiăng ở nơi làm việc, một chất có liên quan tới ung thư phổi và ung thư trung mô (là lớp màng bao phủ các tạng bên trong của cơ thể), cũng làm tăng nguy cơ mác một số loại ung thư thận.
Tia xạ : Những phụ nữ đã được chiếu xạ để điều trị các rối loạn ở tử cung có thể tăng nhẹ nguy cơ phát triển ung thư thận. Hơn nữa, những người đã tiếp xúc với thorotrast (thorium dioxid), một chất phóng xạ được sử dụng vào những năm 20 cùng với việc chụp X quang để chẩn đoán, có tỷ lệ mắc ung thư thận tăng lên. Tuy nhiên, chất này hiện không còn được sử dụng và các nhà khoa học cho rằng chiếu xạ chỉ gây ra một phần trăm rất nhỏ trong tổng số các trường hợp ung thư thận.
Phenacetin: Một số người đã bị ung thư thận sau một thời gian dài sử dụng loại thuốc này với liều cao. Loại thuốc giảm đau này hiện không còn được sử dụng ở Mỹ.
Lọc máu : Những bệnh nhân được lọc máu để điều trị suy thận mạn tính trong nhiều năm tăng nguy cơ phát triển nang thận và ung thư thận. Cân tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu thêm về tác dụng lâu dài của việc lọc máu đối với các bệnh nhân bị suy thận.
Bệnh Von Hippel-Lindau (VHL): Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những người có căn bệnh di truyền này có nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào thận cũng như khối u ở các bộ phận khác cao hơn. Các nhà nghiên cứu đã phát tìm ra một loại gen gây bệnh VHL và họ tin rằng việc phân lập được gen này có thể giúp cải thiện các phương pháp chẩn đoán, điều trị và thậm chí phòng ngừa một số loại ung thư thận.
3. Triệu chứng của ung thư thận
Ở giai đoạn sớm, ung thư thận thường không gây ra dấu hiệu gì rõ ràng hoặc các triệu chứng khó chịu. Khi ung thư thận phát triển thì xuất hiện những triệu chứng sau:
Đi tiểu ra máu . Máu có thể xuất hiện trong nước tiểu hôm nay nhưng hôm sau lại không xuất hiện. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể nhìn thấy máu hoặc có thể được phát hiện khi làm xét nghiệm nước tiểu trong thăm khám sức khỏe định kỳ.
Có khối u ở thận: Khi đi chụp chiếu phát hiện ra khối u.
Các triệu chứng ít gặp hơn có thể bao gồm:
Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Chán ăn
Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân
Sốt tái đi tái lại nhiều lần, uống thuốc không thấy khỏi.
Đau ở cạnh lưng dai dẳng
Cảm thấy mỏi mệt toàn thân.
Huyết áp cao hoặc thiếu máu cũng có thể là dấu hiệu của ung thư thận; tuy nhiên, những triệu chứng này ít gặp hơn.
Những triệu chứng này có thể do ung thư hoặc các các tình trạng bệnh khác ít nghiêm trọng hơn gây ra như nhiễm khuẩn hoặc nang. Chỉ có bác sĩ mới có thể đưa ra chẩn đoán. Những người có các triệu chứng này có thể đến gặp bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ chuyên khoa tiết niệu. Thông thường, ung thư giai đoạn sớm không gây đau; điều quan trọng là không nên chờ cho đến khi thấy đau mới đến khám bác sĩ. Trong hầu hết các trường hợp, ung thư càng được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng hồi phục hoàn toàn của bệnh nhân càng lớn.
4. Ung thư thận được chẩn đoán như thế nào?
Để tìm nguyên nhân gây triệu chứng, bác sĩ cần khai thác tiền bệnh sử của bệnh nhân và tiến hành khám lâm sàng. Bên cạnh việc kiểm tra các dấu hiệu vê sức khỏe chung, bác sĩ có thể chi định làm xét nghiệm máu và nước tiểu. Bác sĩ có thể khám kỹ vùng bụng để tìm u cục hoặc các khối bất thường. Bác sĩ thường chi định các thăm dò hình ảnh của thận và các cơ quan lân cận. Những bức tranh này thường có thể cho biết các thay đổi ở thận và mô xung quanh. Ví dụ, chụp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang tình mạch (IVP) là chụp X quang thận, niệu quản và bàng quang sau khi tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch. Các hình ảnh chụp được có thể cho thấy những biến đổi về hình dạng của các cơ quan này và các hạch lymphô lân cận. Chụp động mạch sẽ cung cấp một loạt phim X quang chụp mạch máu. Thuốc cản quang được tiêm vào mạch máu lớn qua một ống thông. Phim chụp cho thấy mạng lưới mạch máu nhỏ hơn ở bên trong và xung quanh thận. Các thăm dò bằng hình ảnh khác bao gồm chụp cát lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ và siêu âm, có thể cho thấy sự khác biệt giữa các mô bệnh và các mô lành. Nếu kết quả xét nghiệm nghi ngờ ung thư thận thì có thể tiến hành sinh thiết. Sinh thiết là cách duy nhất chắc chắn để chẩn đoán ung thư. Sinh thiết để tìm ung thư thận tức là bác sĩ chọc một kim nhỏ vào trong khối u và hút ra một mẫu mô. Sau đó, bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát mô đó dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Khi chẩn đoán ung thư thận, bác sĩ cần xác định giai đoạn hoặc phạm vi của bệnh. Phân giai đoạn là một quá trình thăm dò chi tiết để phát hiện ung thư đã lan chưa và nếu lan thì lan tới phần nào của cơ thể. Bác sĩ cần phải có thông tin này để lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân. Để phân giai đoạn ung thư thận, bác sĩ có thể cho chụp bổ sung cộng hưởng từ và chụp X quang các mô và mạch máu ở bên trong và xung quanh thận. Bác sĩ có thể tìm các hạch lymphô bị sưng to lên ở trong lồng ngực và ổ bụng qua chụp cât lớp vi tính. Chụp X quang lồng ngực thường có thể cho biết ung thư đã di căn vào phổi chưa. Xạ hình xương là dùng chất phóng xạ để ghi hình xương, có thể phát hiện ra các dấu hiệu di căn của ung thư vào xương.
5. Điều trị ung thư thận
5.1. Các phương pháp điều trị tại chỗ
Phẫu thuật ung thư thận:
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư thận phổ biến nhất. Phẫu thuật được thực hiện là cắt bỏ thận. Bác sĩ phẫu thuật thường cắt bỏ toàn bộ quả thận cùng với tuyến thượng thận và các mô quanh thận. Một số hạch bạch huyết trong vùng có thể được nạo vét. Đây là thủ thuật cắt thận triệt để. Trong một SỐ trường hợp, bác sĩ phẫu thuật chi cắt bỏ thận (thủ thuật cắt thận đơn giản). Quả thận còn lại nói chung có thể đảm đương được công việc của cả hai thận. Một SỐ trường hợp khác, bác sỹ phẫu thuật chi cẳt bỏ một phần quả thận nơi có khối u, gọi là thủ thuật cắt thận bán phần. Thuyên tắc động mạch nghĩa là làm tắc động mạch để khối u thuyên giảm đi, đôi khi được thực hiện trước phẫu thuật để có thể tiến hành phẫu thuật dễ dàng hơn. Nó cũng thường được sử dụng để giảm đau hoặc chống chảy máu khi không thể cát bỏ được khối u. Các miếng xốp nhỏ bầng gelatin đặc biệt hoặc bằng chất liệu khác được tiêm vào cơ thể qua một ống thông để làm tác các mạch máu chính ở thận. Thủ thuật này làm nhỏ khối u nhờ việc giảm tưới dòng máu mang ôxy và các chất dinh dưỡng cần cho khối u phát triển. Dưới đây là một số câu hỏi mà bệnh nhân thường đặt ra trước khi phẫu thuật:
Loại phẫu thuật nào sẽ được thực hiện?
Có cần phải tiếp tục điều trị sau khi phẫu thuật không? Cách điều trị như thế nào?
Tôi sẽ cảm thấy thế nào sau khi phẫu thuật?
Nếu tôi bị đau, bác sĩ có thể giúp tôi như thế nào?
Khi nào tôi có thể bắt đầu trở lại hoạt động thường ngày?
Xạ trị ung thư thận:
Liệu pháp tia xạ là sử dụng các tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Đôi khi, bác sĩ sử dụng liệu pháp này để giảm đau (điều trị triệu chứng) khi ung thư thận đã di căn vào xương. Người ta điều trị ung thư thận bằng phương pháp chiếu xạ ngoài, dùng một vật liệu phóng xạ bên ngoài cơ thể và một máy chiếu xạ hướng các tia vào một vùng cụ thể. Bệnh nhân ngoại trú được điều trị ở bệnh viện hoặc phòng khám năm ngày mỗi tuần trong vài tuần. Phác đồ điều trị này giúp bảo vệ các mô lành nhờ sự tỏa tổng liều phóng xạ ra ngoài. Bệnh nhân không cần nằm viện trong khi tiến hành xạ trị và bệnh nhân không mang nguồn xạ trong và sau khi điều trị. Dưới đây là một số câu hỏi mà bệnh nhân thường hỏi bác sĩ trước khi tiến hành xạ trị:
Mục đích của phương pháp điều trị này là gì?
Khi nào thì việc điều trị bát đầu? Khi nào thì kết thúc?
Tôi sẽ cảm thấy như thế nào trong thời gian điều trị? Có thể có những tác dụng phụ nào?
Tôi có thể làm gì để chăm sóc bản thân trong khi điều trị bầng tia phóng xạ?
Làm cách nào tôi biết được điều trị có hiệu quả hay không?
Liệu tôi có thể tiếp tục hoạt động như bình thường trong thời gian điều trị tia phóng xạ hay không?
5.2. Các phương pháp điều trị toàn thân
Phẫu thuật và thuyên tác động mạch là các phương pháp điều trị tại chỗ. Các phương pháp đó chi tác động tới tế bào ung thư trong vùng điều trị.
Liệu pháp sinh học, hóa trị liệu và liệu pháp hoóc-môn, được giải thích sau đây, là các phương pháp điều trị toàn thân bởi vì chúng đi vào hệ thống mạch máu và tới các tế bào trong toàn bộ cơ thể. Liệu pháp sinh học là một dạng điều trị tăng cường khả năng kháng ung thư tự nhiên của cơ thể (hệ thống miễn dịch). Interleukin-2 và interferon là hai loại thuốc sử dụng trong liệu pháp sinh học để điều trị ung thư thận giai đoạn muộn. Các thử nghiệm lâm sàng tiếp tục nghiên cứu các phương pháp tốt hơn để tiến hành liệu pháp sinh học đồng thời có thể giảm được tác dụng phụ. Nhiều bệnh nhân được điều trị bâng liệu pháp sinh học cần nảm viện trong thời gian điều trị để có thể theo dõi được các tác dụng phụ này.

Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Mặc dù có hiệu quả trong điều trị nhiều loại ung thư khác nhưng hóa trị liệu lại tỏ ra hạn chê’ đối với ung thư thận. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu các loại thuốc và các phác đồ phối hợp thuốc mới có thể có hiệu quả hơn.
Liệu pháp hoóc-môn được áp dụng cho một số lượng nhỏ bệnh nhân ung thư thận giai đoạn muộn. Một số trường hợp ung thư thận có thể điều trị bầng hoóc-môn để kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư. Thông thường hoóc- môn được sử dụng để điều trị triệu chứng.
6. Khám định kỳ theo dõi gồm những gì?
Việc theo dõi định kỳ của bác sĩ sau khi điều trị ung thư thận là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ đề xuất một chương trình khám theo dõi phù hợp bao gồm khám lâm sàng, chụp X quang lồng ngực và các xét nghiệm cận lâm sàng. Đôi khi bác sĩ chi định làm xạ hình và các xét nghiệm khác. Bệnh nhân cần phải tiếp tục đến bác sĩ khám và báo với bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường xuất hiện.

Theo: Bệnh viện ung thư

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Ung thư hầu- họng liên quan tới vi rút gây u nhú ở người (HPV-human Papillomavirus)

Ung thư hầu- họng liên quan tới vi rút gây u nhú ở người (HPV-human Papillomavirus)
Ung thư hầu- họng là một bệnh mà các tế bào ác tính tạo thành trong các mô của hầu- họng. Hầu- họng là một phần giữa cổ họng trong đó bao gồm các cơ sở của lưỡi, amidan, vòm miệng, và các thành của họng. Ung thư hầu- họng có thể được chia thành hai loại: ung thư có liên quan đến nhiễm vi rút gây u nhú ở người (HPV-human Papillomavirus), và ung thư có liên quan đến rượu hoặc sử dụng thuốc lá.
Ung thư hầu- họng ung thư  có dương tính với HPV còn được gọi là HPV16 và ung thư hầu- họng (HPV và OPC) là sự kết hợp của ung thư biểu mô tế bào vảy hầu- họng  (OSCC), kết hợp với loại HPV- 16 vi rút .
1.    Dịch tễ học
HPV và OPC có xu hướng trẻ hóa so với những người chỉ nhiễm HPV. Hiện nay, tỷ lệ nhiễm HPV ngày càng tăng có liên quan đến bệnh ung thư hầu- họng ở Mỹ, có thể là do thay đổi hành vi tình dục không an toàn.
Giảm tỷ lệ hút thuốc có thể  dẫn tới giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư âm tính với HPV. Trong khi những thay đổi trong hoạt động tình dục lại làm tăng tỷ lệ mắc ung thư dương tính với HPV. Tại Mỹ, HPV và OPC chiếm khoảng 60% các trường hợp OPC lớn hơn 40% so với thập kỷ trước. Đến 2007, tỷ lệ mắc chung OPC ở Mỹ, bao gồm cả không liên quan đến HPV, là 3,2 trường hợp trên 100.000 nam giới/năm và 1,9 trường hợp trên 100.000 nữ giới/năm. Tỷ lệ mắc HPV liên quan đến mắc OPC cũng được tăng lên ở các nước khác. Ví dụ, tại Thụy Điển (2007), có trên 80% trường hợp mắc HPV đối với ung thư ở Amidan . Tại Úc, tỷ lệ mắc HPV liên quan OPC là 1,56 trường hợp trên 100.000 nam giới/năm .
Hình 1. Hình ảnh giải phẫu hầu họng

2.    Nguyên nhân
Nhiễm trùng răng miệng HPV xuất hiện trước khi có sự phát triển của HPV và OPC. Chấn thương nhẹ ở lớp màng chất nhầy đóng vai trò quan trọng trong việc lây nhiễm  HPV. Chúng có thể xâm lấn xuống lớp đáy của thượng bì. Những người xét nghiệm dương tính với HPV-16 ở miệng có có nguy cơ phát triển tình trạng nhiễm HPV và OPC cao gấp 14 lần so với những người không nhiễm HPV.
Suy giảm miễn dịch cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HPV và OPC . Những người có di truyền TGF-β1, đặc biệt T869C, có nhiều khả năng có HPV16 và OPC. TGF-β1 đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hệ thống miễn dịch.
Một nghiên cứu (1999) đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân có nhiễm HPV liên quan đến bệnh ung thư ở bộ phận sinh dục thì có nguy cơ gia tăng gấp 4,3 lần  nguy cơ mắc hạch hạnh nhân của ung thư biểu mô tế bào vảy.
Đồng nhiễm vi rút Herpes-8 có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm HPV-16 rất cao .
3.    Triệu chứng
Những dấu hiệu có thể có của bệnh ung thư hầu họng  bao gồm:
-    Đau họng kéo dài
-    Đau hoặc khó nuốt
-    Giảm cân không rõ nguyên nhân
-    Thay đổi giọng nói
-    Đau tai
-    Có khối u ở mặt sau của cổ họng hoặc miệng
-    Có khối u trong cổ
-    Xuất hiện cơn đau âm ỉ phía sau xương ức
-    Ho
4.    Quá trình phát triển
Ung thư lan rộng trong cơ thể theo 3 cách:
-    Ung thư xâm nhập vào các mô bình thường xung quanh.
-    Ung thư xâm nhập vào hệ thống bạch huyết và đi qua các mạch bạch huyết đến các nơi khác trong cơ thể.
-    Ung thư xâm nhập vào tĩnh mạch, mao mạch và đi qua máu đến những nơi khác trong cơ thể.
Các giai đoạn phát triển:
-    Giai đoạn 0: ung thư biểu mô tại chỗ. Tế bào bất thường được tìm thấy trong lớp màng của hầu họng. Chúng có thể trở thành ung thư và lây lan vào các mô bình thường xung quanh.
-    Giai đoạn 1: Ung thư đã được hình thành, có kích thước 20mm hoặc nhỏ hơn và chưa lan ra ngoài vùng hầu họng.
-    Giai đoạn 2: Ung thư đã hình thành và kích thước lớn hơn 20mm nhưng không lớn hơn 40mm. Chưa lan ra ngoài vùng hầu họng.
-    Giai đoạn 3: Kích thước của ung thư lớn hơn 40mm. Chưa lan rộng ra bên ngoài vùng hầu- họng. Bất kỳ kích thước và đã lan rộng đến chỉ có một hạch bạch huyết trên cùng một bên của các cổ như ung thư. Các hạch bạch huyết bị ung thư là 30mm hoặc nhỏ hơn.
-    Giai đoạn 4A: Ung thư đã lan đến các mô gần vùng hầu họng, bao gồm vòm miệng, hàm dưới, các cơ của lưỡi hoặc cơ trung tâm của hàm và có thể lây lan sang một hoặc nhiều hạch bạch huyết gần đó, và kích thước của khối u không lớn hơn 60mm. Giai đoạn này, ung thư đã lan rộng đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết, có nghĩa là lớn hơn 30mm nhưng không lớn hơn 60mm.
-    Giai đoạn 4B:  Ung thư bao quanh động mạch chính ở cổ hoặc đã di căn đến xương trong xương hàm, di căn đến phần cơ ở phía bên của hàm hoặc phần trên của cổ họng phía sau mũi và có thể lan đến các hạch bạch huyết gần đó. Ung thư đã lan đến hạch bạch huyết có nghĩa là lớn hơn 60 mm và có thể đã lây lan đến các mô xung quanh vùng hầu họng.
-    Giai đoạn 4C: Ung thư đã lan đến tất cả các bộ phận khác của cơ thể, và có thể lan đến các hạch bạch huyết.
Một nghiên cứu được tiến hành hơn 15 năm, đã phát hiện ra rằng những người có nguy cơ tiếp xúc với HPV cao thì khả năng tiến triển lên HPV và OPC càng cao. Bệnh ung thư liên quan đến HPV gây ra bởi sự xuất hiện của E6 và E7 của protein HPV liên kết với khối u ức chế và bất hoạt Protein p53 và Protein nguyên bào võng mạc.
5.    Chẩn đoán
Các xét nghiệm và phương pháp sau đây có thể được sử dụng để chẩn đoán ung thư hầu- họng:
+ Kiểm tra vật lý và lịch sử của bệnh: khám để phát hiện các dấu hiệu chung về sức khỏe, bao gồm cả kiểm tra các dấu hiệu của bệnh, chẳng hạn như sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc bất cứ điều gì khác bất thường. Kiểm tra miệng và cổ và cổ họng bằng gương nhỏ để kiểm tra các khu vực bất thường. Sau đó, hỏi về các thói quen sức khỏe của bệnh nhân, các bệnh trước đây và phương pháp điều trị.
    + CT scan (CAT scan): chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cắt lớp trục vi tính nhằm mục đích chụp lại chi tiết các hình ảnh ở khu vực bên trong cơ thể từ các góc độ khác nhau, để xem có dấu hiệu bất thường.
+ MRI (chụp cộng hưởng từ): sử dụng nam châm, sóng radio và máy tính để thực hiện một loạt các hình ảnh chi tiết của khu vực bên trong cơ thể. Thủ tục này còn được gọi là chụp cộng hưởng từ hạt nhân (NMRI).
+ X-quang: Chụp X-quang của các cơ quan và xương. X-quang là một loại tia năng lượng có thể đi qua cơ thể và được ghi thành phim các hình ảnh của khu vực bên trong cơ thể.
+ PET scan (positron phát thải chụp CT scan): để tìm các tế bào khối u ác tính trong cơ thể. Một lượng nhỏ phóng xạ gắn vào đường (glucose) được tiêm vào tĩnh mạch. Máy quét PET quay xung quanh cơ thể và quan sát các phần có dòng phóng xạ chạy qua. Các tế bào khối u ác tính xuất hiện sáng hơn trong hình vì chúng đang hoạt động mạnh hơn và mất nhiều glucose hơn các tế bào bình thường.
+ Nội soi: nhằm mục đích quan sát các cơ quan và mô trong cơ thể để phát hiện bộ phận bất thường. Ống nội soi được đưa vào thông qua mũi hay miệng của bệnh nhân và quan sát các tế bào bên trong. Nội soi cũng có thể có một công cụ để loại bỏ các mô hoặc mẫu hạch bạch huyết có dấu hiệu của bệnh sau khi được kiểm tra dưới kính hiển vi.
+ Sinh thiết: Việc loại bỏ các tế bào hoặc mô có dấu hiệu của bệnh ung thư sau khi xác định bằng quan sát dưới kính hiển vi và phân tích bệnh học.
Từ kết quả của các phương pháp trên, các bác sĩ sẽ chẩn đoán về tình trạng mắc ung thư và giai đoạn mắc ung thư của bệnh nhân.
6.    Phòng ngừa
Có nhiều bạn tình, từng quan hệ tình dục bằng miệng-sinh dục, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, miệng, có kết quả Pap smear bất thường hoặc chứng loạn sản cổ tử cung, có xuất hiện mụn cóc sinh dục là các chỉ điểm nguy cơ của bệnh. Nghiên cứu (2010) kết luận rằng người sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc HPV và OSCC, và có nguy cơ cao tái phát bệnh cao so với những người không bao giờ hút thuốc lá.
Do đó, biện pháp tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm HPV và OPC là giảm các yếu tố nguy cơ cao của bệnh và tiêm vắc xin HPV đầy đủ, đủ liều và đúng thời điểm.
7.    Điều trị
Đối với những người mắc bệnh ung thư hầu họng, biện pháp điều trị tốt nhất là kết hợp giữa xạ trị và hóa trị liệu. Liệu pháp này có hiệu quả được so sánh tương tự như xử trí ngoại khoa.

Kết quả của nghiên cứu trên 27 bệnh nhân trải qua giai đoạn phát triển (III và IV) của ung thư hầu họng cho thấy 67% đã có cơ sở các tổn thương lưỡi và 82% sử dụng ống dạ dày trước hoặc trong quá trình điều trị. Ba tháng sau khi điều trị kết hợp hóa trị và xạ trị, có 33% bệnh nhân ăn được bằng đường miệng, 45% đã có thể ăn uống nhưng vẫn phải cho ăn qua ống và 22% đã không thể ăn uống được 

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Ung thư gan - Những dấu hiệu của ung thư gan

Ung thư gan - Những dấu hiệu của ung thư gan
1.      Dấu hiệu của bệnh ung thư gan
Ung thư gan nguyên phát xảy ra khi các tế bào ung thư (ác tính) bắt đầu lớn lên ở mô của gan. Tuy nhiên, ung thư gan thứ phát (loại ung thư xảy ra khi khối u ở những phần khác của cơ thể di căn tới gan) hay gặp hơn nhiều so với ung thư gan nguyên phát.

Vì ung thư gan hiếm khi được phát hiện sớm nên tiên lượng bệnh thường xấu. Tuy vậy, ngay trong những trường hợp tiến triển, việc điều trị có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng và cải thiện chất lượng sống. Ngoài ra, các phương pháp điều trị chuẩn như phẫu thuật, hoá trị liệu và tia xạ, các liệu pháp mới và ít xâm hại có thể là lựa chọn cho một số người.
Nhưng thông tin khích lệ nhất về ung thư gan là có thể giảm nhiều nguy cơ bị ung thư bằng cách tiêm vaccin phòng chống nhiễm virút viêm gan B (HBV). Những thay đổi về lối sống có thể giúp phòng ngừa các nguyên nhân chính khác gây ung thư gan, như viêm gan C và xơ gan.
2.     Dấu hiệu và triệu chứng
Hầu hết người bệnh không có các dấu hiệu và triệu chứng trong giai đoạn đầu của ung thư gan, điều đó có nghĩa là bệnh có thể không được phát hiện cho tới khi bệnh khá tiến triển. Khi xuất hiện các triệu chứng, chúng có thể bao gồm một số hoặc tất cả những triệu chứng dưới đây:
- Giảm ngon miệng và sút cân
- Đau bụng, đặc biệt ở vùng phía trên bên phải của bụng, có thể lan rộng ra lưng và vai
Buồn nôn và nôn
- Yếu và mệt mỏi
- Gan to lên
- Bụng to (cổ chướng)
- Mắt và da vàng do hiện tượng tích tụ bilirubin – sản phẩm còn lại của quá trình phá huỷ hồng cầu.
Thông thường, gan xử lý bilirubin để có thể bài tiết nó ra khỏi cơ thể. Nhưng bệnh gan có thể khiến chất này tích tụ trong máu, khiến da và mắt bị vàng và nước tiểu màu nâu sậm.
3.     Các yếu tố nguy cơ
Ung thư gan có thể xảy ra ở tất cả các độ tuổi và chủng tộc, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh, bao gồm:
Giới tính: Nam giới dễ bị ung thư gan gấp 2-3 lần so với nữ giới.
Chủng tộc: Người Mỹ gốc Á có tỷ lệ bị ung thư gan cao nhất ở Mỹ. Người Mỹ da đen và gốc Tây Ban Nha, cũng có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn so với người da trắng.
Nhiễm HBV hoặc virút viêm gan C (HCV) mạn tính. Nhiễm HBV hoặc HCV là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây ung thư gan. Trên toàn thế giới, nhiễm HBV gây ra 80% số trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan.
Xơ gan: Dạng bệnh tiến triển và không thể hồi phục này khiến hình thành mô sẹo ở gan và làm tăng khả năng bị ung thư gan.
Tiếp xúc với aflatoxin: Với người sống ở châu Phi và nhiều vùng của châu Á, ăn thực phẩm nhiễm aflatoxin làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.
Uống quá nhiều rượu: Uống quá nhiều rượu có thể gây tổn thương gan không hồi phục và làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.
Hút thuốc: Hút bất cứ loại thuốc lá nào đều dễ bị ung thư gan.
Tiếp xúc với vinyl chlorid, thorium dioxid (Thorotrast) và arsenic: Tiếp xúc với bất cứ chất hoá học nào trong số những chất này có thể góp phần gây ung thư gan.
4.     Sàng lọc và chẩn đoán
Nếu bị bất cứ triệu chứng nào của ung thư gan, như sút cân không rõ nguyên nhân, đau, bụng chướng hoặc vàng da, hãy đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và khám thực thể. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm một hoặc một vài xét nghiệm dưới đây:
Siêu âm.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT).
- Chụp cộng hưởng từ (MRI).
- Chụp quét gan.
- Sinh thiết gan.

- Các xét nghiệm máu.

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Cảnh giác ung thư dạ dày khi bị rối loạn tiêu hóa

Cảnh giác ung thư dạ dày khi bị rối loạn tiêu hóa
Hơn 75% bệnh nhân ung thư dạ dày ở Việt Nam đến khám ở giai đoạn muộn. Kết quả là tỷ lệ tử vong do bệnh này rất cao.                         
1.     Dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn đầu :
Ung thư dạ dày là dạng ung thư nguy hiểm và phổ biến trên thế giới, đứng hàng thứ 3 trong 10 loại ung thư phổ biến tại Việt Nam. Ước tính hàng năm Việt Nam có 15.000 ca được chẩn đoán và có khoảng 11.000 ca tử vong.
Ung thư dạ dày phát hiện giai đoạn sớm chỉ cần cắt "hớt" niêm mạc dạ dày, không phải cắt bỏ dạ dày và cơ hội khỏi bệnh lên đến 99%. Tỷ lệ sống còn sau 5 năm là lớn hơn 90%. Trong khi đó tỷ lệ này ở giai đoạn muộn chỉ là 5%.
Nội soi dạ dày có thể giúp chẩn đoán ung thư dạ dày ngay cả trong giai đoạn sớm.

2.     Triệu chứng của ung thư dạ dày
Triệu chứng của ung thư dạ dày thường khá mơ hồ, không đặc hiệu và thường gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, đặc biệt là trong giai đoạn sớm của bệnh.
- Triệu chứng giai đoạn sớm: Ăn không tiêu, nóng rát vùng thượng vị, ăn không ngon miệng...
- Triệu chứng giai đoạn trung bình: Mệt mỏi, đầy bụng sau ăn.
- Triệu chứng giai đoạn muộn: Thường xuyên đau bụng, nôn và buồn nôn, đi kèm với rối loạn tiêu hóa, sút cân, nuốt nghẹn, đại tiện ra phân đen (do xuất huyết tiêu hóa)...
Ung thư dạ dày đa phần được phát hiện ở giai đoạn muộn
- Do triệu chứng giai đoạn sớm của ung thư dạ dày là mơ hồ, không đặc hiệu, gây tâm lý chủ quan của người bệnh.
- Rất ít người bệnh đi thăm khám định kỳ.
- Người bệnh lo ngại nội soi dạ dày trong khi đây là phương pháp chủ yếu chẩn đoán ngay cả trong giai đoạn sớm. Do triệu chứng có vẻ "không có gì" nên người bệnh có tâm lý muốn lướt qua nỗi "ám ảnh nội soi".
Việc ám ảnh nội soi dạ dày có thể nói là tâm lý chung của hầu hết mọi người. Thực ra thì về phương diện kỹ thuật là một thủ thuật an toàn và đơn giản. Các máy nội soi ngày càng "tí hon hóa" tạo sự dễ chịu trong khi soi. Hơn nữa bệnh nhân có thể lựa chọn nội soi qua đường mũi, một kỹ thuật mà máy soi chỉ bằng khoảng ¼ so với dây soi tiêu chuẩn và do đi bằng đường mũi nên bệnh nhân hoàn toàn có thể cười nói trong lúc nội soi. Ngoài ra nội soi dạ dày gây mê cũng là một lựa chọn rất tốt.
3. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư dạ dày
- Nhiễm HP (Helicobacter Pylori): Nhiễm trùng do vi khuẩn mãn tính với HP là yếu tố nguy cơ mạnh nhất đối với ung thư dạ dày. HP nhiễm trùng có liên quan với viêm dạ dày teo mãn tính. Bệnh nhân có tiền sử viêm dạ dày kéo dài có nguy cơ phát triển ung thư dạ dày tăng gấp 6 lần.
- Chế độ ăn uống: Một chế độ ăn giàu rau muối, cá muối, muối, và các loại thịt hun khói tương quan với tỷ lệ gia tăng của bệnh ung thư dạ dày. Ngược lại chế độ ăn bao gồm trái cây và rau quả giàu vitamin C có thể có một tác dụng bảo vệ dạ dày.
- Hút thuốc có liên quan với tỷ lệ tăng của bệnh ung thư dạ dày, phụ thuộc vào liều lượng, số lượng điếu thuốc và thời gian hút thuốc. Ngừng hút thuốc lá làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
- Đã phẫu thuật: Phẫu thuật dạ dày làm thay đổi độ pH bình thường của bộ phận này, có thể dẫn đến chuyển sản niêm mạc dạ dày, phát triển thành ung thư.
- Yếu tố di truyền: Khoảng 10% trường hợp ung thư dạ dày có nguồn gốc gia đình.
- Thiếu máu ác tính: Thiếu máu ác tính liên quan đến viêm dạ dày teo tiến triển và sự thiếu hụt yếu tố nội tại là một yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày.
- Các virus Epstein-Barr có thể được liên kết với một hình thức (<1%) bất thường của ung thư dạ dày.
- Bệnh béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vùng tâm vị dạ dày.
- Phơi nhiễm phóng xạ: Người sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử có tỷ lệ tăng bệnh ung thư dạ dày. Nhóm người khác tiếp xúc với bức xạ cũng có thể có gia tăng tỷ lệ bệnh.
- Việc sử dụng thuốc bisphosphonates dạng uống có liên quan với tăng nguy cơ ung thư thực quản hoặc dạ dày.
4. Phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm
Duy trì đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt ở những người trên 40 tuổi mặc dù có thể không có triệu chứng bệnh tật. Cần cảnh giác khi có những triệu chứng tiêu hóa dù mơ hồ, nội soi định kỳ mỗi 2 năm.
Phòng ngừa ung thư dạ dày
Có thể phòng ngừa bằng cách hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố nguy cơ:
- Điều trị nhiễm trùng do Helicobacter Pylory.
- Không hút thuốc lá.
- Tránh ăn các thức ăn nhiều muối, nhiều gia vị hoặc chứa nhiều chất hóa học như nitrat (có thể biến thành nitrosamin là chất sinh ung thư).
- Dùng nhiều thức ăn như rau cải, cam chanh, nhiều vitamin C... Những chất này có tác dụng bảo vệ không gây ung thư dạ dày và một số ung thư khác.
Cuối cùng, cùng lúc với những biện pháp đã kể trên cần thiết phải khám định kỳ để phát hiện tổn thương nếu có. Đây cũng có thể coi là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu "tình trạng muộn" bi đát của ung thư dạ dày.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Vĩnh

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin (TP HCM)

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Những điều cần biết về ung thư tuyến tụy

Những điều cần biết về ung thư tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy thường lây lan nhanh và hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu của nó, là một lý do chính tại sao nó là một nguyên nhân tử vong hàng đầu ung thư.

1.      Định nghĩa
Ung thư tuyến tụy bắt đầu trong các mô của tuyến tụy - một cơ quan ở bụng nằm theo chiều ngang phía sau phần dưới của dạ dày. Tuyến tụy tiết ra các enzyme tiêu hóa và kích thích tố giúp điều tiết sự trao đổi chất của đường.
Ung thư tuyến tụy thường có tiên lượng xấu, ngay cả khi chẩn đoán sớm. Ung thư tuyến tụy thường lây lan nhanh và hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu của nó, là một lý do chính tại sao nó là một nguyên nhân tử vong hàng đầu ung thư. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi bệnh ung thư tuyến tụy là khá muộn và phẫu thuật cắt bỏ là không thể.
2.      Các triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuyến tụy thường không xảy ra cho đến khi bệnh được nâng cao. Khi các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện, có thể bao gồm:
Đau bụng trên có thể lan tới lưng.
Vàng da và lòng trắng mắt.
Chán ăn.
Trọng lượng mất mát.
Trầm cảm.
Các cục máu đông.
Đến gặp bác sĩ khi
Khám bác sĩ nếu có trải nghiệm giảm cân không giải thích được, đau bụng, vàng da, hoặc các dấu hiệu và triệu chứng đó làm phiền. Nhiều bệnh và các điều kiện khác với ung thư có thể gây ra dấu hiệu tương tự và các triệu chứng, do đó, bác sĩ có thể kiểm tra các điều kiện này cũng như đối với ung thư tuyến tụy.
3.      Nguyên nhân
Không phải rõ ràng những gì gây ra ung thư tuyến tụy.
Tìm hiểu về tuyến tụy
Tuyến tụy là dài khoảng 6 inch (15 cm) và trông giống như một quả lê. Tụy tạng là một phần quan trọng của hệ thống tiêu hóa. Nó tiết ra kích thích tố, bao gồm insulin, giúp cho quá trình chuyển hóa đường cơ thể. Và nó tạo ra dịch tiêu hóa để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn.
4.      Các loại ung thư tuyến tụy
Các loại tế bào tham gia vào ung thư tuyến tụy giúp xác định điều trị tốt nhất. Các loại ung thư tuyến tụy bao gồm:
Ung thư hình thành trong các ống tuyến tụy (adenocarcinoma). Tế bào đường ống dẫn của tuyến tụy giúp sản xuất dịch tiêu hóa. Đa số các bệnh ung thư tuyến tụy là carcinoma tuyến. Đôi khi những khối u ung thư được gọi là exocrine.
Ung thư hình thành trong sản xuất các tế bào nội tiết tố. Ung thư hình thành trong các tế bào sản xuất hormone của tuyến tụy được gọi là nội tiết ung thư. Nội tiết ung thư tuyến tụy thì rất hiếm.
5.      Yếu tố nguy cơ
Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy bao gồm:
Lớn tuổi, đặc biệt là trên 60 tuổi.
Chủng tộc da đen.
Thừa cân hoặc béo phì
Viêm mãn tính của tuyến tụy (viêm tụy).
Bệnh tiểu đường.
Lịch sử gia đình của hội chứng di truyền có thể làm tăng nguy cơ ung thư, trong đó có một đột biến gen BRCA2, hội chứng Peutz - Jeghers, hội chứng Lynch và u ác tính không điển hình nốt ruồi lành tính gia đình (FAMMM)
Cá nhân hay tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tụy.
Hút thuốc.
6.      Các biến chứng
Khi tiến triển ung thư tuyến tụy, nó có thể gây biến chứng như:
Vàng da.: Ung thư tụy từ các khối ung thư ống mật gan có thể gây vàng da. Dấu hiệu bao gồm da vàng và mắt, nước tiểu có màu tối và màu phân nhạt.
Bác sĩ có thể đề nghị một ống nhựa hoặc kim loại (stent) được đặt bên trong ống mật để giữ nó mở. Trong một số trường hợp bỏ qua có thể cần thiết để tạo ra một cách mới cho mật chảy từ gan đến ruột.
Đau: Một khối u đang phát triển có thể nhấn vào dây thần kinh ở bụng, gây ra đau có thể trở thành nghiêm trọng. Thuốc giảm đau có thể giúp cảm thấy thoải mái hơn. Xạ trị có thể giúp khối u ngừng tăng trưởng tạm thời để cung cấp một số cứu trợ.
Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể đề nghị một thủ tục để đưa cồn vào các dây thần kinh kiểm soát đau ở bụng (celiac đám rối thần kinh). Thủ tục này các dây thần kinh ngừng gửi tín hiệu đau lên não.
Tắc nghẽn đường ruột. Ung thư tụy phát triển thành hoặc ép vào thành tá tràng, có thể chặn dòng chảy của thức ăn tiêu hóa từ dạ dày - ruột non.
Bác sĩ có thể khuyên nên đặt một ống (stent) được đặt trong ruột non để giữ nó mở. Hoặc phẫu thuật bỏ qua có thể là cần thiết để đính kèm dạ dày đến một điểm thấp hơn trong ruột không bị ung thư.
Trọng lượng mất. Một số yếu tố có thể gây ra giảm cân ở những người bị ung thư tuyến tụy. Buồn nôn và nôn gây ra bởi phương pháp điều trị ung thư hoặc khối u một cách nhấn vào dạ dày có thể làm cho nó khó khăn để ăn. Hoặc cơ thể có thể khó khăn chế biến các chất dinh dưỡng từ thức ăn đúng cách bởi vì tuyến tụy không làm cho tiêu hóa đủ.
Bổ sung enzyme tuyến tụy có thể được đề nghị để hỗ trợ tiêu hóa. Hãy cố gắng duy trì trọng lượng bằng cách thêm calo, nơi có thể và giờ ăn làm dễ chịu và thoải mái nhất có thể.
7.      Các giai đoạn của ung thư tuyến tụy
Sử dụng thông tin từ các xét nghiệm dàn dựng, bác sĩ chỉ định ung thư tuyến tụy. Các giai đoạn của ung thư tuyến tụy là:
Giai đoạn I. Ung thư là chỉ giới hạn ở tuyến tụy.
Giai đoạn II. Ung thư đã lan rộng ra khỏi các tuyến tụy đến các mô lân cận và các cơ quan và có thể đã lây lan đến các hạch bạch huyết.
Giai đoạn III. Ung thư đã lan rộng ra khỏi các tuyến tụy đến các mạch máu lớn trên tuyến tụy và có thể đã lây lan đến các hạch bạch huyết.
Giai đoạn IV. Ung thư đã lan vượt xa tụy, như gan, phổi và màng bao quanh các cơ quan bụng (phúc mạc).
8.      Phương pháp điều trị và thuốc
Điều trị ung thư tuyến tụy phụ thuộc vào các giai đoạn và vị trí của ung thư cũng như tuổi tác, sức khỏe tổng thể và sở thích cá nhân. Mục tiêu đầu tiên của điều trị ung thư tuyến tụy là để loại trừ ung thư khi có thể. Khi đó không phải là một lựa chọn, trọng tâm có thể về phòng chống ung thư tuyến tụy từ phát triển, gây hại nhiều. Khi ung thư tuyến tụy tiên tiến và phương pháp điều trị không có khả năng cung cấp lợi ích, bác sĩ có thể gợi ý những cách để làm giảm triệu chứng và làm cho thoải mái như có thể.
a.      Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể là một lựa chọn nếu ung thư tuyến tụy là giới hạn trong tuyến tụy. Hoạt động được sử dụng ở những người bị ung thư tuyến tụy bao gồm:
Phẫu thuật khối u trong đầu tụy. Nếu ung thư tuyến tụy nằm trong đầu của tuyến tụy, có thể xem xét một hoạt động gọi là một thủ tục Whipple (pancreatoduodenectomy). Các thủ tục liên quan đến việc loại bỏ Whipple đầu của tuyến tụy, cũng như một phần của (tá tràng) ruột non, túi mật và một phần của ống mật. Một phần của dạ dày có thể được gỡ bỏ. Bác sĩ phẫu thuật nối lại các phần còn lại của dạ dày, tuyến tụy và ruột để cho phép tiêu hóa thức ăn.
Whipple phẫu thuật mang một nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu. Sau khi phẫu thuật, một số người trải nghiệm buồn nôn và nôn có thể xảy ra nếu dạ dày có khó khăn đổ đầy. Mong đợi một sự hồi phục lâu dài sau khi thủ tục Whipple. Sẽ dành 10 ngày trở lên tại bệnh viện và sau đó hồi phục trong vài tuần ở nhà.
Phẫu thuật khối u trong đuôi tuyến tụy và cơ thể. Phẫu thuật để loại bỏ các đuôi của tụy tạng hoặc đuôi và một phần nhỏ của cơ thể được gọi là pancreatectomy. Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể loại bỏ lá lách. Phẫu thuật mang một nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng.
Nghiên cứu cho thấy phẫu thuật ung thư tuyến tụy có thể gây ra các biến chứng ít khi được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm. Đừng ngần ngại hỏi về kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật với phẫu thuật ung thư tuyến tụy. Nếu có bất kỳ nghi ngờ, có được một ý kiến thứ hai.
b.      Xạ trị
Xạ trị sử dụng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể nhận được phương pháp điều trị phóng xạ trước khi hoặc sau khi phẫu thuật ung thư, thường kết hợp với hóa trị. Hoặc, bác sĩ có thể khuyên nên kết hợp các phương pháp điều trị phóng xạ và hóa trị khi ung thư không thể được điều trị bằng phẫu thuật.
Xạ trị có thể đến từ một máy bên ngoài cơ thể (tia bức xạ bên ngoài), hoặc nó có thể được đặt bên trong cơ thể gần bệnh ung thư (brachytheraphy). Bức xạ trị liệu cũng có thể được sử dụng trong phẫu thuật (mổ bức xạ).
c.       Hóa trị
Hóa trị là sử dụng thuốc để giúp tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc dùng bằng đường uống. Có thể nhận được chỉ có một loại thuốc hóa trị liệu, hoặc có thể nhận được một sự kết hợp của các loại thuốc hóa trị.
Hóa trị cũng có thể được kết hợp với liệu pháp bức xạ (chemoradiation). Chemoradiation thường được sử dụng để điều trị bệnh ung thư đã lan tràn ra ngoài tuyến tụy, nhưng chỉ cho các cơ quan gần đó và không đến các vùng xa của cơ thể. Sự kết hợp này cũng có thể được sử dụng sau khi phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy có thể tái diễn.

Ở những người bị ung thư tuyến tụy cao cấp, hóa trị có thể được kết hợp với liệu pháp thuốc nhắm mục tiêu.